Thiếc là một nguyên tố có nhiều ứng dụng, đặc biệt trong ngành điện tử. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết: Sn hóa trị mấy và các tính chất cũng như ứng dụng của chúng. Hãy cùng theo dõi nhé.
Sn hóa trị mấy?
Câu hỏi: Thiếc (Sn) có hóa trị bao nhiêu?
Trả lời: Sn có 2 hóa trị là II và IV
Những thông tin khác về Sn:
- Số hiệu nguyên tử: Z = 50, thuộc nhóm 14, chu kỳ 5 trong bảng tuần hoàn hóa học.
- Nguyên tử khối: 118,71
- Cấu hình electron: [Kr]4d105s25p2
- Độ âm điện: 1,96
- Các đồng vị: 115Sn, 119Sn, 117Sn
Tính chất vật lý của Sn
Thiếc là một kim loại có màu trắng bạc, kết tinh cao, dễ uốn, dễ dát mỏng. Khi thiếc bị bẻ cong, âm thanh nứt vỡ có thể nghe được do song tinh của các tinh thể.
- Nhiệt độ nóng chảy của thiếc: 505,08 độ K (hay 231,93°C, 449,47°F)
- Nhiệt độ sôi của thiếc 2875 độ K (2602°C, 4716°F)
- Khối lượng riêng của thiếc: 7,92 g/cm3.
Thiếc (Sn) thuộc nhóm những kim loại hậu chuyển tiếp, mềm hơn và dẫn điện và dẫn nhiệt kém hơn so với các kim loại chuyển tiếp.
Tính chất hóa học của thiếc
Thiếc có ký hiệu hóa học là Sn, có tính khử yếu hơn kẽm và niken. Khi tác dụng với chất oxi hóa thì Sn sẽ có số oxi hóa là +2 hoặc +4.
Sn → Sn2+ + 2e
Sn → Sn4+ + 4e
Tác dụng với phi kim
Tác dụng với oxi khi có nhiệt độ
Sn + O2 → SnO2
Tác dụng với halogen
Sn + Cl2 → SnCl4
Tác dụng với axit
Phản ứng Sn tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng tương tự như các kim loại khác.
Phương trình hóa học
Sn + H2SO4 → SnSO4 + H2
Tác dụng với H2SO4 và HNO3 đặc
Phương trình hóa học
Sn + 2H2SO4(đặc) → SnO2 + 2SO2 + 2H2O.
Sn + 4HNO3 (đặc) → SnO2 + 4NO2 + 2H2O.
Tác dụng với HNO3 rất loãng
Phương trình hóa học:
4Sn + 10HNO3 (rất loãng) → 4Sn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O.
Tác dụng với dung dịch kiềm đặc
Phương trình hóa học:
Sn + 2NaOH (đặc) + 4H2O → Na2 [Sn(OH)6] + 2H2
Sn + NaOH (đặc, nguội) + 2H2O → Na[Sn(OH)3 ] + H2
Trạng thái tự nhiên của thiếc
Thiếc có trữ lượng khoảng 4% trong vỏ trái đất. Thiếc không tồn tại ở dạng nguyên tố trong tự nhiên, mà chúng được chiết tách từ nhiều loại quặng khác nhau. Trong đó, Cassiterite (SnO2) là nguồn thiếc thương mại duy nhất.
Cách điều chế thiếc
Để điều chế thiếc, người ta khử quặng thiếc với cacbon trong lò quặt.
Phương trình hóa học điều chế:
SnO2 + 2C → Sn + 2CO
Các ứng dụng của thiếc
Thiếc (Sn) có rất nhiều ứng dụng quan trọng, cụ thể là:
- Thiếc có khả năng chống ăn mòn nên được ứng dụng để tráng lên trên bề mặt của các vật làm bằng thép, hộp đựng thực phẩm; nước giải khát tạo nên vẻ thẩm mỹ và không gây độc hại.
- Dùng thiếc trong trong hợp kim để hàn chì, thiếc bột; hộp thiếc, đồng thiếc, thiếc hàn asahi…
- Chế tạo các loại hợp kim từ thiếc như hợp kim babit (Sn-Sb-Cu); hợp kim Sn-Pb nóng chảy ở nhiệt độ 1800 độ C nên để chế tạo ổ trục quay và thiếc hàn chống lại sự ăn mòn
- Ứng dụng thiếc để chế tạo các đèn trong trang trí, đồ gia dụng
- Chế tạo kính lắp cửa bằng cách thả tấm kính chảy trên thiếc làm cho bề mặt của nó bằng phẳng
- Ứng dụng trong ngành đúc chuông
- SnO2 dùng làm men trong công nghiệp gốm sứ và thủy tinh làm mờ.
Trên đây là những thông tin về chủ đề: Sn hóa trị mấy và các tính chất vật lý, hóa học của thiếc. Mong rằng, qua bài viết này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nguyên tố thiếc cùng các ứng dụng của nó.