Oxit axit là một trong 2 nhóm oxit phổ biến trong chương trình Hóa học phổ thông. Vậy Oxit axit là gì và có tính chất hóa học như thế nào? Nội dung bài viết này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về Oxit axit.
Định nghĩa Oxit axit là gì?
Oxit axit còn được gọi là anhidrit axit hay oxide acid. Đây là oxit của phi kim và phản ứng với nước để tạo thành một axit tương ứng hoặc tác dụng với một bazơ để tạo thành muối. Chúng là các oxit của phi kim hoặc kim loại ở trạng thái oxi hóa cao.
Oxit axit được hình thành từ 2 nguyên tố hóa học, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Công thức tổng quan của oxit axit là: MxOy.
Trong đó:
- M là một nguyên tố phi kim
- x, y là các số nguyên dương thể hiện tỉ lệ của các nguyên tố có trong oxit axit.
Ví dụ về Oxit axit: CO2, SO3, NO2,…
Cách đọc tên Oxit axit
Việc hiểu cách đọc tên sẽ giúp các em xác định được chính xác công thức của Oxit axit.
Dưới đây là cách gọi tên Oxit axit:
Tên Oxit axit = Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim + Tên phi kim + Tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + ‘‘Oxit’’.
Dưới đây là bảng tiền tố chỉ số từ 1 đến 10, các em cần học thuộc và ghi nhớ để vận dụng xác định công thức oxit.
Chỉ số | Tên tiền tố | Ví dụ |
1 | Mono (có thể bỏ qua) | CO: Cacbon Oxit |
2 | Đi | CO2: Cacbon dioxit |
3 | Tri | SO3: Lưu huỳnh trioxit |
4 | Tetra | |
5 | Penta | P2O5: N2O5: Điphotpho pentaoxit |
6 | Hexa | |
7 | Hepa |
Tính chất hóa học của Oxit axit
Các Oxit axit có các tính chất hóa học như sau:
Tác dụng với nước (Tính tan)
Trừ SiO2, hầu hết các oxit axit đều tan trong nước. Khi tác dụng với nước sẽ tạo thành axit tương ứng.
Ví dụ:
N2O5 + H2O → 2HNO3
SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
SO2 + H2O ⇄ H2SO3
Tác dụng với oxit bazơ tan
Các oxit axit tác dụng với những oxit bazơ tan để tạo thành muối. Các bazơ tan đó là Na2O, CaO, K2O, BaO.
Ví dụ:
SO3 + CaO → CaSO4
P2O5 + 3Na2O → 2Na3PO4
Tác dụng với dung dịch bazơ tan
Bazơ tan là bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ mới đó là NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.
Ví dụ:
P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O
Sản phẩm của phản ứng sẽ khác nhau tùy theo tỉ lệ số mol của các chất tham gia. Có thể là nước và muối trung hòa, muối axit hoặc bao gồm cả 2 muối.
Bài tập về Oxit axit
Bài 1: Chất nào dưới đây là Oxit axit?
A. SO3
B. BaO
C. Fe2O3
D. K2O
Đáp án A
Bài 2. Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Chất nào tác dụng với nước để tạo thành axit?
A. SO2, CaO
B. Na2O, CaO
C. CO2, SO2
D. SO2, CaO, CuO
Đáp án C
Phương trình hóa học:
CO2 + H2O ⇄ H2CO3
SO2 + H2O ⇄ H2SO3
Bài 3. Dẫn 2,24 lít khí SO2 ở điều kiện tiêu chuẩn vào 150 ml dung dịch NaOH 1M. Hãy tính nồng độ mol của các chất dung dịch có trong phản ứng.
Lời giải:
Số mol của SO2
nSO2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol,
nNaOH = CM.V = 1 x 0,15 = 1,15 mol
Từ tỉ lệ số mol, ta có phương trình phản ứng
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O (1)
0,1 0,15
0,075 0,15 0,075
Từ phương trình ta thấy SO2 dư nên số mol sẽ tính theo NaOH
=> nNa2SO3 = 0,2 (mol)
CO2 + Na2SO3 + H2O → 2NaHSO3 (2)
0,025 0,075
0,025 0,025 0,05
Theo phương trình (2) ta thấy NaHSO3 dư nên sẽ tính theo số mol của SO2
nNaHSO3 = 2nSO2 = 0,025.2 = 0,05 (mol) => m = 5,2 (gam)
nNa2SO3 dư = 0,075 – 0,025 = 0,05 (mol) => m = 6,3 (gam)
Bài 4. Cho 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
Lời giải:
Số mol của CO2 là:
nCO2 = 6,72 x 22,4 = 0,3 (mol)
Số mol của NaOH là:
nNaOH = CM x V = 1 x 0,4 = 0,4 (mol)
Phương trình hóa học:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1)
Có: 0,3mol 0,4mol
0,2 <- 0,4 -> 0,2
Theo PTHH (1) ta thấy CO2 dư nên số mol tính theo NaOH tức nNa2CO3 = 0,2 (mol)
nCO2 phản ứng = 0,2 (mol) => nCO2 dư = 0,3 – 0,2 = 0, 1 (mol)
CO2 dư : CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3 (2)
Có : 0,1mol 0,2mol
Số mol phản ứng: 0,1 -> 0,1 -> 0,2
Theo phương trình (2) ta thấy Na2CO3 dư nên số mol tính theo CO2:
nNaHCO3 = 2nCO2 = 0,1 x 2 = 0,2 (mol)
nNa2CO3 dư = 0,2 – 0,1 = 0,1 (mol)
Dung dịch thu được sau phản ứng gồm 2 muối: Na2CO3 (0,1 mol), NaHCO3 (0,2 mol)
mNa2CO3 = 0,1 x 106 = 10,6 (g)
mNaHCO3 = 0,2 x 84 = 16,8 (g)
Trên đây là những thông tin về Oxit axit và bài tập vận dụng để các em nắm rõ hơn về chủ đề này. Mong rằng, bài viết đã đem lại cho các em những thông tin hữu ích trong quá trình học tập và thi cử.