Tư duy phản biện có phải là sự tự tin và một kỹ năng khẳng định bản thân không? Điều gì sẽ giúp một người bình thường trở nên có một tư duy phản biện tốt.
Liệu khi có được khả năng này là tốt hay là sai lầm, có phải người có tư duy phải biện sẽ nói được cái sai thành cái đúng không? Hàng nghìn câu hỏi đặt ra xung quanh chủ đề này. Cùng gia sư điểm 10 tìm hiểu nhé!
Tư duy phản biện là gì?
Tư duy phản biện tiếng anh là Critical thinking. Nó có nghĩa là khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn. Đó quá trình khẳng định niềm tin bạn tin vào hay những gì bạn đang làm và cho là hợp lý.
Theo tác giả Brookfield (2000) cho rằng Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin nào đó. Thông tin đó đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.
Tư duy phản biện
Tư duy phản biện bao gồm:
- Khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking)
- Suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking).
Không nên nhầm lẫn tư duy phản biện với việc thích tranh cãi hay chỉ trích người khác. Mặc dù các kỹ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng để vạch trần những thiếu sót và cách lập luận sai lầm, nhưng tư duy phản biện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp để đưa ra các cách lập luận đúng đắn và có tính xây dựng
Các cách rèn tư duy phản biện
Tư duy phản biện giúp con người nhận lấy kiến thức, hiểu rõ hơn về lý thuyết, củng cố các lập luận, nâng cao hiệu quả xử lý công việc và giải quyết vấn đề. Vậy làm sao để rèn luyện được khả năng này?
Hãy thử trong 4 cách sau đây:
Đặt câu hỏi thắc mắc cho mọi vấn đề
Có những người luôn cảm thấy hài lòng và chấp nhận mọi vấn đề. Nhưng sẽ có những người luôn thắc mắc và đặt dấu chấm hỏi cho mọi việc xảy ra. Liệu họ có phải là người khó khăn hay khuất mắc.
Có khả năng đây chính là một tiền để để những người này rèn luyện tư duy phản. Nhiều câu hỏi tại sao được đặt ra nhằm mục đích.Nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ để phòng tránh mọi trường hợp không hay có thể xảy ra ngoài suy nghĩ của mình.
- Khi nhận diện một vấn đề nào đó, đầu tiên là chúng ta nắm rõ thông tin chính xác về vấn đề gì?
- Về ai? Về điều gì? Liên quan đến lĩnh vực gì?
- Thay vì hỏi: “Điều này mâu thuẫn với điều mà tôi tin tưởng như thế nào?” hãy hỏi rằng: “Điều này có nghĩa là gì?”
Đây cũng là cách để giải quyết mọi vấn đề một cách chỉn chu, tránh sai sót. Đây là cách để chúng ta rè luyện có một tư duy phản biện chắc chắn.
Luôn trao dồi bản thân
Hoá chăng liệu người có tư duy phản biện được ví như thiên tài.
Không! Hoàn toàn không, ai trong chúng ta cũng có thể có tư duy phản biện nhưng chưa thể hiện và phát triển nó mạnh mẽ. Vì thể chúng ta phải trao dồi bản thân thông qua 3 mặt cốt lõi sau:
Về kỹ năng
Người có tư duy phản biện thường có khả năng ăn nói tốt, có thể tranh luận với người khác một cách dễ dàng.
- Quan sát vấn đề thực tế
- Phân tích, so sánh sự việc
- Đọc hiểu nhanh
- Trình bày vấn đề
Trong đó kỹ năng tránh tính thiên vị. Thiên vị là một đặc tính có trong tiềm thức của con người mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra.
Ai cũng nên nhận thức rõ về khả năng mắc phải sai lầm của bản thân bằng cách
- Từ tốn lắng nghe ý kiến của người khác trước khi đưa ra quan điểm của mình.
- Nói cách khác là làm đúng quy trình tư duy phản biện
- Nhận thức rằng trong lập luận của mình chắc chắn có sơ hở và sai lầm
- Cuối cùng, sử dụng những câu hỏi sau có thể giúp tăng thời gian trao đổi thông tin và lượng thông tin.
Về kiến thức
Tất nhiên để phản biện một vấn đề thì kiến thức học tập về lĩnh vực đó bạn phải vững. Ngoài lĩnh vực chuyên môn, sự phối hợp các lĩnh vực khác là một điều quan trong.
Người có tư duy phản biện tốt thường là những người có kiến thức vững vàng, luôn gắn kết những kiến thức mình có để trình bày đánh giá vấn đề.
Đọc sách tăng kiến thức cho phản biện
Tuy nhiên, để lập luận tốt chúng ta cần không ngừng trau dồi kiến thức tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về tất cả các lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề mình đang làm việc và cả những ngành nghề không thuộc công việc của mình.
Về thái độ
Tập thói quen quan sát và học hỏi nhiều kiến thức để khi tranh luận thì mình luôn là người nắm rõ các thông tin chính xác để làm người khác thuyết phục.
Thái độ không được cứng ngắt, phải hoà nhã. Trong sự cứng rắn, mạnh mẽ phải thoát lên sự nhẹ nhàng, tình cảm. Đó là thái độ có thể giúp trong phản biện có đóng góp, có thiện ý phản biên.
Có một tầm nhìn khách quan
Nhìn nhận chủ quan sẽ làm chúng ta thêm ỷ lại, có li do cho mọi sai lầm. Không nghĩ hay giải quyết vấn đề theo cảm tính hay đặt cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề
Muốn có tư duy phản biện tốt, các bạn cần có cái nhìn khách quan về một vấn đề nào đó. Hãy bỏ cái nhìn chủ quan và thay thế bằng suy nghĩ khách quan, có như vậy thì bạn mới có thể lập luận vấn đề một cách chính xác.
Khi giải quyết phản biện một vấn đề đặt racố gắng sử dụng những câu trả lời sau:
- Đúng, tôi sai….
- Không phải vì lí do đó mà…..
- Ví dụ thực tế thì…..
- Tại sao lại xảy ra vấn đề đó…..
- Nếu bạn là tôi thì…..
Sử dụng sơ đồ hóa ý kiến
So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp giản đồ ý có những điểm vượt trội như sau:
- Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
- Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
- Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ
Các bước thực hiện phản biện
Bước 1: Tiếp thu vấn đề đưa ra một cách tự nhiên
Luôn nhìn nhận về của bản thân.
Chúng ta nhận định về hầu hết tất cả mọi thứ. Đó là cách thức não bộ xử lý từng thông tin cụ thể và giúp ta sinh sống mỗi ngày. Nhận định có thể được coi là nền móng của nền tảng phản biện.
Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu nhận định của bạn sai, hoặc ít nhất không hoàn toàn đúng sự thật? Bạn sẽ cần xây dựng lại nền móng này từ đầu.
Luôn xem xét mọi thứ
Đặt câu hỏi có lẽ là tinh hoa của tư duy phản biện. Nếu không biết phải hỏi gì hoặc không đưa ra câu hỏi từ đầu, bạn sẽ không thể có câu trả lời. Tìm kiếm câu trả lời một cách thông minh chính là tư duy phản biện.
Bước 2: Phân tích làm rõ vấn đề
- Mỗi ý kiến đưa ra một vài luận điểm ủng hộ và luận cứ phản biện
- Với mỗi luận điểm đưa ra nhiều luận cứ khác nhau
- Nhìn sự việc, vấn đề dưới nhiều góc cạnh khác nhau, tìm ưu điểm và khuyết điểm
Những ý kiến giống như những nhận định, xuất phát từ những tiên đề (tiên đề A → lập luận B → lập luận C → nhận định D).
- Bạn lấy thông tin này ở đâu?
- Giả định gì khiến bạn đưa ra kết luận đó?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sai?
- Tại sao điều này lại quan trọng thế?
- Điều gì nữa có thể giải thích cho hiện tượng này?
Phân tích của bạn có bị ảnh hưởng bởi dư luận, quy trình giáo dục, môi trường sống, cảm tính, định kiến xã hội, tuyên truyền, thành kiến, tính địa phương,… ?.
Trình bày vấn đề cần phản biện
Bước 3: Đánh giá vấn đề
- Khảo sát mâu thuẫn giữa những ý kiến
- Đong sức nặng (sức thuyết phục) của những ý kiến
- Đưa ra quan điểm của bản thân (ý kiến nào là đúng)
Bước 4: Trình bày kết quả của quá trình tư duy lôgíc
- Phát triển sức nặng của ý kiến (chỉ ra những đặc điểm nổi trội của ý kiến đó và tìm những dẫn chứng thực tế giúp củng cố ý kiến đó)
- Nêu ra các điểm không chuẩn xác trong lập luận của người/nhóm người mang ý kiến đối lập
Sức mạnh tư duy phản biện
Tư duy phản biện thật sự rất quan trọng cho tất cả mọi lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn và mọi chuyên ngành khoa học. Quá trình tư duy phản biện liên quan đến việc thu thập và diễn giải thông tin một cách thận trọng và dùng nó để đạt đến một kết luận có thể biện minh được rõ ràng.
Tư duy phản biện trong các cuộc thi
Người có tư duy phản biện sẽ làm được nhiều thứ trong công việc và cuộc sống. Họ có thể:
- Phát triển khả năng bản thân về lập luận và lý giải
- Tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận.
- Gắn kết các sự việc một cách logic giữa các vấn đề
- Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng.
- Nhận thấy những lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác.
Đây là một kỹ năng quan trọng vì nó tạo điều kiện cho người ta phân tích, đánh giá, xây dựng lại những suy nghĩ của mình. Điều đó giúp giảm rủi ro vận dụng, hành động, suy nghĩ với một niềm tin sai lầm.
Đối với sinh viên, để học được nội dung kiến thức, thì sự gắn kết trí tuệ là điều vô cùng cốt yếu. Mọi sinh viên đều phải tự mình tư duy bằng cái đầu của chính mình, tự mình kiến tạo nên tri thức cho bản thân thì mới thành công được.
Biểu hiện bạn là người tư duy phản biện tốt
Có trí nhớ và khắc sâu sự việc tốt
Tư duy phản biện không phải chỉ là tích lũy thông tin. Người có trí nhớ tốt và biết nhiều thứ về cơ bản không hẳn là sẽ có tư duy phản biện tốt. Người có tư duy phản biện có thể suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết và biết cách sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó.
Thay đổi suy nghĩ nếu phát hiện ra mình đã sai
Người có tư duy phản biện biết rằng mình không thể luôn luôn đúng. Họ rất cởi mở với việc không thể tìm ra giải pháp cho tất cả mọi thứ, và khi điều đó xảy ra họ sẵn sàng thừa nhận.
Không chấp nhận thông tin khi không trực tiếp kiểm tra
Thay vì kiểm tra lại thông tin của người khác, chúng ta thường chia thông tin thành loại có nguồn gốc đáng tin cậy và không đáng tin cậy. Phương pháp này giúp chúng ta không mất thời gian và công sức kiểm tra lại toàn bộ những thông tin mình tiếp cận.
- Bạn không chỉ lắng nghe ý kiến của một phía vì bạn tin rằng mình sẽ không có một bức tranh rõ ràng hơn nếu làm như vậy.
- Đó là lí do tại sao bạn thường tham khảo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Bạn muốn biết suy nghĩ của mọi người trước khi đưa ra ý kiến.
Tuy nhiên, chính điều đó cũng ngăn cản ta tìm hiểu đến tận cùng những thông tin mà ta cho là có nguồn gốc đáng tin cậy, ngay cả khi thông tin đó chưa hẳn đã chuẩn xác. Những thông tin được đăng tải trên tạp chí hoặc vô tuyến không đồng nghĩa với việc chúng phản ánh sự thật.
Hoạt náo, hoà đồng dễ bắt chuyện
Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của người có tư duy phản biện là họ không sợ các cuộc tranh luận lành mạnh. Họ tin rằng bất cứ ý kiến có giá trị nào cũng nên được xem xét kỹ lưỡng, vì vậy họ hoan nghênh các cuộc trò chuyện với những người có quan điểm hoàn toàn trái ngược. Mặc dù có thể họ sẽ không thay đổi suy nghĩ sau cuộc thảo luận này nhưng họ rất biết ơn vì đã có cơ hội tiếp cận được nhiều cách nhìn mới lạ.
Luôn thắc mắc, muốn tìm hiểu vấn đề
Bạn luôn bị cuốn hút bởi cách mọi thứ hoạt động và bạn có một khát khao kiến thức không thể dập tắt. Bạn luôn cố gắng học hỏi những điều mới và bạn sẽ không đánh đổi sự tò mò của mình cho bất cứ điều gì trên thế giới, bởi vì đó là thương hiệu của bạn.
Tránh phân tích quá mức
Mặc dù người có tư duy phản biện thích tìm hiểu mọi mặt của vấn đề nhưng họ có cảm giác khi nào họ có đủ thông tin để đưa ra quyết định. Họ biết rằng họ sẽ không bao giờ có tất cả các thông tin họ muốn, thế nên họ không bị cuốn vào việc tìm hiểu và vô tình để điều đó ảnh hưởng đến khả năng hành động.
Như vậy, ai cũng có thể có tư duy phản biện. Tư duy phản biện không phải là cái gì đó lớn lao, nó được hình thành từ cách trao dồi bản thân và rèn luyện tư duy hằng ngày. Hãy một lần phản bát lại 1 vấn đề mình cho là đúng. Tư duy phản biện sẽ dần được hình thành và giúp bạn đến những điều bạn muốn. Gia sư điểm 10 chúc bạn luôn thành công!
Bài viết được xây dựng bởi Phú Hữu chuyên gia Seo phát triển website hàng ngàn traffice.