Nhiệt phân Al(OH)3 có phương trình hóa học, điều kiện và hiện tượng gì? Các bài tập áp dụng giúp hiểu rõ hơn về phản ứng nhiệt phân nhôm hidroxit. Hãy cùng tham khảo chi tiết trong nội dung của bài viết dưới đây nhé.
Phương trình phản ứng nhiệt phân Al(OH)3
Khi nhiệt phân nhôm hidroxit thì sẽ có phương trình phản ứng hóa học như sau:
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
Như vậy, Al(OH)3 bị nhiệt phân thành nhôm oxit và nước.

Điều kiện nhiệt phân Al(OH)3
Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao
Cách nhiệt phân Al(OH)3
Bạn nung nóng chén sứ chứa Al(OH)3 ở nhiệt độ cao.
Nhiệt phân Al(OH)3 có hiện tượng gì?
Khi Al(OH)3 bị nhiệt phân thì bạn sẽ thu được chất rắn màu trắng là Al2O3. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng giảm so với ban đầu do hơi nước tạo thành sẽ bị bốc hơi ở nhiệt độ cao.
Các tính chất vật lý và hóa học của nhôm hidroxit Al(OH)3
Tính chất vật lý của Al(OH)3
Nhôm hidroxit là chất rắn, màu trắng, kết tủa ở dạng keo, không tan trong nước và dễ bị phân hủy bởi nhiệt.

Tính chất hóa học của Al(OH)3
Nhôm hidroxit có tính lưỡng tính và còn được gọi là axit aluminic. Tuy nhiên, tính bazơ trội hơn tính axit. Al(OH)3 có tính axit rất yếu, còn yếu hơn axit cacbonic.
Các tính chất hóa học của nhôm oxit Al(OH)3 đó là:
Al(OH)3 dễ bị nhiệt phân thành nhôm oxit
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
Al(OH)3 là hợp chất lưỡng tính tan trong axit và bazơ, các phương trình ion như sau:
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
Cách điều chế Al(OH)3
Để điều chế nhôm hidroxit thì ta cho muối nhôm tác dụng với dung dịch NH3 hoặc Na2CO3. Các phương trình phản ứng như sau:
AlCl3 + 3NH3 + H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 3Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
Bài tập liên quan đến nhiệt phân Al(OH)3

Bài 1. Nhôm hidroxit Al(OH)3 là chất không bền với nhiệt, khi nung nóng bị phân hủy thành các chất gì?
A. H2O và Al.
B. H2O và Al2O3.
C. H2 và Al2O3.
D. O2 và AlH3.
Đáp án: B
Bài 2. Nung 15,6 gam Al(OH)3 ở nhiệt độ cao cho đến khi khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 20,4.
B. 15,3.
C. 10,2.
D. 5,1.
Đáp án C
Phương trình hóa học:
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
Số mol Al(OH)3 là: nAl(OH)3 = 15.6/78 = 0.2 mol
Theo phương trình phản ứng: nAl2O3 = nAl(OH)3 : 2 = 0.1 mol
Khối lượng m = 0.1 x 102 = 10.2 gam
Bài 3. Cho 4 chất sau: Al, AlCl3, Al(OH)3, Al2O3. Dãy nào sau đây sắp xếp 4 chất này thành 1 dãy biến hóa (gồm 4 chất)?
A. Al → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3.
B. AlCl3 → Al2O3 → Al → Al(OH)3.
C. Al2O3 → Al(OH)3 → Al → AlCl3.
D. Al(OH)3 → Al → AlCl3 → Al2O3.
Đáp án A
Các phương trình hóa học như sau:
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
AlCl3 + NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
Bài 4. Loại đá quặng nào sau đây không phải là hợp chất của nhôm?
A. Đá saphia.
B. Đá ruby.
C. Quặng boxit.
D. Quặng đôlômit.
Đáp án D
Đá ruby, đá saphia và boxit đều chứa Al2O3; còn đôlômit có thành phần chính là CaCO3 và MgCO3.
Trên đây là những thông tin về phương trình phản ứng, điều kiện và bài tập về phản ứng nhiệt phân Al(OH)3. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ nắm được nhiều kiến thức bổ ích.