Nhiệt phân KNO3 là một phản ứng hóa học quen thuộc trong chương trình môn Hóa học. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu chi tiết về phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân KNO3 và các bài tập vận dụng trong bài viết này nhé!
Phương trình phản ứng nhiệt phân KNO3
Khi nhiệt phân Kali Nitrat (KNO3) thì ta có phương trình phản ứng như sau:

Như vậy, khi nhiệt phân KNO3 thì ta sẽ thu được Kali nitrit (KNO2) và khí oxi. Đây là một phản ứng oxi hóa khử.
Điều kiện nhiệt phân KNO3
Trong phản ứng nhiệt phân, điều kiện cần có đó là nhiệt độ cao.
Hiện tượng xảy ra khi nhiệt phân KNO3
Khi nhiệt phân Kali nitrat thì xuất hiện chất rắn màu trắng Kali nitrit (KNO2) và khí Oxi (O2) sẽ làm sủi bọt khí.

Bài tập về phản ứng nhiệt phân KNO3
Bạn có thể tham khảo một số bài tập kèm đáp án sau đây để hiểu rõ hơn về phản ứng nhiệt phân KNO3.
Bài 1. Nhiệt phân KNO3 hoàn toàn thu được sản phẩm là?
A. KNO2, N2, O2
B. KNO2, O2
C. KNO2, NO2, O2
D. K2O, NO2, O2
Đáp án B
Bài 2. Dãy chất nào sau đây bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao
A. CaCO3, Zn(OH)2, KNO3, KMNO4
B. BaSO3, BaCl2, KOH, Na2SO4
C. AgNO3, Na2CO3, KCI, BaSO4
D. Fe(OH)3, Na2SO4, BaSO4, KCI
Đáp án A.
Các phương trình nhiệt phân như sau:
CaCO3 → CaO + CO2
Zn(OH)2 → ZnO + H2O
2KNO3 → 2KNO2+ O2
KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
Bài 3. Nhiệt phân hoàn toàn 10,1 gam KNO3 thu được V lít khí oxi (đktc). Giá trị của V là bao nhiêu?
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít
Đáp án A
Lời giải:
Phương trình nhiệt phân KNO3
2KNO3 → 2KNO2 + O2
Số mol của KNO3 là: nKNO3 = 10,1/101 = 0,1 mol
Số mol của khí Oxi thu được ở đktc là: nO2 = 0,1/2 = 0,05 mol
Giá trị của V = 0,05 x 22,4=1,12 lít
Bài 4. Nhiệt phân hoàn toàn muối nitrat ᴄủa một kim loại hóa trị I thì thu đượᴄ 32,4 gam kim loại ᴠà 10,08 lít khí (đktᴄ). Kim loại đó là:
A. Ag
B. K
C. Na
D. Li
Đáp án A
Gọi kim loại ᴄần tìm là M và muối nitrat là: MNO3
Phương trình nhiệt phân là:
2MNO3 → 2M + 2NO2 + O2
tỉ lệ mol: х → х → х → х/2
Số mol khí thu được là: n = 10,08/22,4 = 0,45 mol
х + х/2 = 1,5х = 0,45
Vậy х = 0,3
Khối lượng mol của kim loại là: M = 32,4/0,3 = 108
Vậy kim loại M là Ag
Bài 5. Nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?
A. Zn(NO3)2, Mg(NO3)2, Pb(NO3)2
B. Cu(NO3)2, KNO3, NaNO3
C. Ca(NO3)2, KNO3, NaNO3
D. Hg(NO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2
Đáp án A
Lời giải:
Các phương trình nhiệt phân như sau:
2Zn(NO3)2 → 2ZnO + O2 + 4NO2
2Mg(NO3)2 → 2MgO + O2 + 4NO2
2Pb(NO3)2 → 2PbO + O2 + 4NO2
Bài 6. Nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi
A. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3.
B. Ba(NO3)2, Hg(NO3)2, LiNO3.
C. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2.
D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.
Đáp án C
Các phương trình nhiệt phân như sau:
2Zn(NO3)2 → 2ZnO + 4NO2 + O2
2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2
2Pb(NO3)2 → 2PbO + 4NO2 + O2
Trên đây là những thông tin và bài tập vận dụng về phản ứng nhiệt phân KNO3. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn củng cố thêm kiến thức môn Hóa học.