Zn hóa trị mấy? Nguyên tử khối của Zn là bao nhiêu? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết sau với nhiều thông tin vô cùng hữu ích. Hãy cùng theo dõi nhé.
Zn hóa trị mấy?
Trả lời: Zn có hóa trị 2
Kẽm là nguyên tố đứng thứ 30 trong bảng tuần hoàn.
Cấu hình electron của Zn là: 1s22s22p63s23p63d104s2
Chúng ta có thể tìm ra số lượng nguyên tử ở lớp vỏ bằng cách sử dụng 2n2.
Vỏ K: 2*(1)2 = 2, vỏ L: 2*(2)2 = 8, vỏ M: 2*(3)2=18
(2 + 8 + 18 = 28) => tổng số electron 3 lớp đầu
Mọi phân tử các chất đều mong muốn trở thành một octet (bát tử).
Kẽm có tổng số 30 electron thì ở 3 lớp đầu có 28e, lớp thứ tư có 2e. Vì vậy, nó phải mất 2 electron hoặc nhận thêm 6e để đạt được cấu hình bền.
Việc mất đi 2 electron dễ dàng hơn so với nhận thêm 6e. Bởi vậy, kẽm dễ mất đi 2 electron này để tạo ra ion 2+.
Đó là lý do mà kẽm (Zn) có hóa trị 2.
Nguyên tử khối Zn là bao nhiêu?
Để xác định nguyên tử khối thì bạn có thể dựa vào bảng nguyên tử khối hoặc bảng tuần hoàn hóa học.
Zn là nguyên tố đứng thứ 30 trong bảng tuần hoàn hóa học.
Theo bảng khối lượng nguyên tử thì nguyên tử khối Zn là 65,38u. Thường lấy là 65 gam/mol
Một số thông tin khác về kẽm:
- Nhóm: IIB
- Chu kì: 4
- Các đồng vị: 64Zn, 65Zn, 67Zn, 68Zn và 70Zn
- Độ âm điện: 1,65
Các tính chất của kẽm
Tính chất vật lý của kẽm
Kẽm là kim loại có màu lam nhạt, khá giòn ở nhiệt độ phòng nhưng lại dẻo ở nhiệt độ 100 – 150 độ C và giòn trở lại ở nhiệt độ trên 200 độ C. Khối lượng riêng của kẽm là 7,13 g/cm3, nóng chảy ở 419,5 độ C và sôi ở 906 độ C. Zn là một trong số những chất có nhiệt độ sôi thấp nhất của các kim loại chuyển tiếp, chỉ cao hơn thủy ngân và cadimi.
Tính chất hóa học của Zn
Kẽm là kim loại có tính khử mạnh: Zn → Zn2+ + 2e
Zn tác dụng với phi kim
Zn có thể tác dụng với rất nhiều phi kim.
2Zn + O2 → 2ZnO
Zn + Cl2 → ZnCl2
Zn tác dụng với axit
Tác dụng với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng tạo muối và giải phóng khí H2.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Tác dụng với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc:
Zn + 4HNO3 đặc → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Zn tác dụng với bazơ
Kẽm có thể tác dụng với dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2….
Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2
Các bài tập vận dụng về kẽm
Bài 1. Số hiệu nguyên tử của Zn là 30. Vị trí của Zn trong bảng tuần hoàn hóa học là:
A. Ô 30, chu kì 4, nhóm IIA.
B. Ô 30, chu kì 5, nhóm IIB.
C. Ô 30, chu kì 4, nhóm IIB.
D. Ô 30, chu kì 3 nhóm IIB.
Đáp án C.
Kẽm thuộc chu kỳ 4, nhóm IIB
Bài 2. Sắp xếp tính khử của các kim loại theo chiều tăng dần?
A. Au, Ag, Pb, Sn, Ni, Fe, Zn.
B. Au, Ag, Sn, Pb, Ni, Fe, Zn.
C. Au, Ag, Sn, Pb, Fe, Ni, Zn.
D. Au, Ag, Ni, Pb, Sn, Fe, Zn.
Đáp án A
Bài 3. Một hợp chất của Zn thường được dùng trong y học có tác dụng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, bệnh ngứa, chữa bệnh eczema,… đó là:
A. ZnSO4.
B. Zn(NO3)2.
C. ZnO.
D. Zn(OH)2 .
Đáp án: C
ZnO được dùng trong y học có tác dụng làm thuốc đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa,… bởi ZnO có tính chất làm săn da, sát khuẩn, làm dịu tổn thương da, bảo vệ da…
Bài 4. Cho m gam hỗn hợp hai kim loại Zn và Fe tác dụng hết với 200 ml dung dịch HCl 1,6M thoát ra 3,36 lít khí H2 ở đktc. Dung dịch thu được có giá trị pH là bao nhiêu? (bỏ qua các quá trình thuỷ phân của muối)
A. 2.
B. 7.
C. 4.
D. 1.
Đáp án: D
Lời giải
Phương trình hóa học:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Số mol khí ở đktc là: nkhí = 0,15 mol
nHCl = 2*nkhí = 0,3 mol
nHCl dư = 0,2*1,6 – 0,3 = 0,02 mol
Nồng độ mol của dung dịch là: CM(HCl dư) = 0,02 : 0,2 = 0,1M → pH = 1.
Bài 4: Kim loại nào được sử dụng để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép bằng phương pháp điện hóa?
A. Cu.
B. Pb.
C. Zn.
D. Sn.
Đáp án: C
Để chống ăn mòn, người ta dùng một kim loại có tính khử lớn hơn Fe, thường là Zn. Zn được ghép vào vỏ tàu biển bằng thép để bảo vệ vỏ tàu và Zn sẽ bị ăn mòn điện hóa trước.
Bài 5: Khi điều chế Zn từ dung dịch ZnSO4 bằng phương pháp điện phân với điện cực trơ thì ở anot xảy ra quá trình nào sau đây?
A. Khử ion kẽm.
B. Khử nước.
C. Oxi hóa nước.
D. Oxi hóa kẽm.
Đáp án: C
Điện phân ZnSO4 điện cực trơ:
Ở Anot: oxi hóa nước: 2H2O → 4H+ + O2 +4e
Ở Catot: khử Zn2+: Zn2+ + 2e → Zn
Bài 6. Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu?
A. 12,67%.
B. 82,20%.
C. 85,30%.
D. 90,27%.
Đáp án D
Gọi nZn = a mol; nFe = b mol
Các phương trình hóa học:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
a a a
Fe (b) + CuSO4 → FeSO4 + Cu
b b b
Số mol của Cu là: nCu = a + b (mol)
Vì khối lượng chất rắn trước và sau phản ứng bằng nhau nên mZn + mFe = mCu
Do đó 65a + 56b = 64(a+b) ⇔ a = 8b
Vậy phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là
Trên đây là đáp án của câu hỏi “Zn hóa trị mấy” và các thông tin liên quan. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức bổ ích.