Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về phản ứng hóa học P2O5 H2O và các bài tập liên quan. Phản ứng P2O5 + H2O chứng tỏ P2O5 tan trong nước tạo thành axit mạnh H3PO4.
Phương trình hóa học P2O5 + H2O
Phản ứng P2O5 H2O có phương trình hóa học như sau:
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Điều kiện phản ứng P2O5 H2O
Phản ứng xảy ra mà không cần điều kiện gì
Cách thực hiện phản ứng P2O5 + H2O
Bạn lấy P2O5 và cho vào nước
Hiện tượng gì xảy ra khi P2O5 tác dụng với nước
Chất rắn màu trắng Điphotpho pentaoxit (P2O5) tan dần trong nước. Cho quỳ tím vào dung dịch thu được sẽ đổi thành màu đỏ.
Một số tính chất của P2O5
Tính chất vật lý của P2O5
P2O5 có tên gọi là Điphotpho pentaoxit. Đây là chất có màu khói trắng, không mùi, háo nước, dễ chảy rữa nên thường dùng để làm khô các chất.
Các tính chất hoá học P2O5
P2O5 tác dụng với nước
P2O5+ 3H2O → 2H3PO4(axit photphoric)
P2O5 + H2O → 2HPO3 (axit metaphosphoric)
P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm tạo muối tùy theo tỉ lệ chất phản ứng
P2O5 + 2NaOH + H2O → 2NaH2PO4
P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O
P2O5 + 6NaOH→ 2Na3PO4 + 3H2O
Cách điều chế P2O5
Đốt phốt pho thì bạn sẽ thu được P2O5 với phương trình phản ứng như sau:
4P + 5O2→ 2P2O5
Bài tập liên quan đến phản ứng P2O5 + H2O
Bài 1. Cho các chất P2O5, CuO, CaO, BaO, Na2O, P2O3, đâu là oxit bazơ
A. BaO, Na2O, P2O3
B. CaO, CuO, BaO, Na2O
C. P2O5, CaO, CuO
D. P2O5, CaO, P2O3
Đáp án B
Oxit bazơ là thường là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ vậy nên những oxit là oxit bazơ là CaO, CuO, BaO, Na2O.
Bài 2: Tên gọi của P2O5 là:
A. Điphotpho trioxit
B. Điphotpho oxit
C. Photpho oxit
D. Điphotpho pentaoxit
Đáp án D
Bài 3. P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2, oxit axit là:
A. BaO, SO2, CO2
B. P2O5, CaO, CuO, BaO
C. CaO, CuO, BaO
D. SO2, CO2 , P2O5
Đáp án D
Oxit axit được tạo thành từ các phi kim nên các oxit axit là SO2, CO2 , P2O5
Bài 4. Dãy gồm các oxit tác dụng với nước là:
A. CaO, SO2, P2O5, Na2O, MgO, SO3.
B. CaO, SO2, P2O5, SiO2, Na2O, N2O5.
C. CaO, SO2, P2O5, Na2O, SO3, N2O5.
D. Al2O3, SO2, SO3, SiO2, MgO.
Đáp án C
Các phương trình hóa học là:
CaO + H2O → Ca(OH)2
SO2 + H2O → H2SO3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Na2O + H2O → 2NaOH
SO3 + H2O → H2SO4
N2O5 + H2O → 2HNO3
Bài 5. Cho 7,1 gam P2O5 vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được hỗn hợp gồm các chất là
A. NaH2PO4 và Na3PO4.
B. NaH2PO4và Na2HPO4.
C. NaH2PO4 và H3PO4.
D. Na3PO4 và Na2HPO4.
Đáp án: B
Lời giải:
Số mol của P2O5 là: nP2O5 = 0,05 mol;
Số mol của NaOH là: nNaOH= 0,15 mol = 3nP2O5
Vậy phản ứng tạo ra 2 muối là NaH2PO4 và Na2HPO4
Các phương trình phản ứng là:
P2O5 + 2NaOH + H2O → 2NaH2PO4
P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O
Bài 6. Đốt m gam photpho trong oxi dư, rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 41,0 gam muối. Giá trị của m của photpho là:
A. 7,75
B. 15,5
C. 31,0
D. 46,5
Đáp án: A
Lời giải:
Các phương trình phản ứng là:
4P + 5O2 → 2P2O5
P2O5+ 6NaOH dư → 2Na3PO4 + 3H2O
Số mol của muối thu được là: nNa3PO4 = 41/164 = 0,25 (mol)
Theo định luật bảo toàn nguyên tố P ta có:
nP = nNa3PO4 = 0,25 (mol)
Giá trị của m là: mP = 0,25.31 = 7,75 (gam)
Bài 7. Những nhận định nào đúng về photpho:
1. Photpho ở ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA;
2. Bảo quản P trắng bằng cách đậy kín trong lọ có không khí;
3. P đỏ hoạt động mạnh hơn P trắng;
4. Trong hợp chất, P có số oxi hóa: -3, +3 và +5
5. P thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với oxi;
6. Trong tự nhiên, gặp P tồn tại dạng tự do và hợp chất.
A. 1, 4
B. 1, 6
C. 1, 3, 5
D. 2, 4, 5
Đáp án A
Bài 7. Cho a gam P2O5 tác dụng với 507ml dung dịch NaOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 6a gam chất rắn. Giá trị của a là:
A. 12,78
B. 8,52
C. 21,3
D. 17,04
Đáp án D
Lời giải:
Trường hợp 1: P2O5 và NaOH phản ứng vừa đủ tạo muối:
nH2O = nNaOH = 1,014 mol.
P2O5+ H2O → 2H3PO4
a/142 → 2a/142 mol
Các phương trình hóa học có thể xảy ra như sau:
H3PO4 + NaOH → NaH2PO4+ H2O (3)
H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4+ 2H2O (4)
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4+ 3H2O (5)
Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:
mH3PO4 + mNaOH= mrắn + mH2O
(2a/142).98 + 1,014.40 = 6a + 1,014.18
Giải phương trình ta có: a = 13,772 gam (loại).
Trường hợp 2: Chất rắn gồm NaOH dư; Na3PO4
P2O5 + 6NaOH→ 2Na3PO4 + 3H2O
a/142 1,014 2a/142 3a/142
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mP2O5 + mNaOHbđ = mrắn + mH2O
a + 0.507.2.40 = 3a + 18.6a/142
Giải phương trình ta được: a = 17,04 gam.
Trên đây là những thông tin về phản ứng P2O5 + H2O và các bài tập liên quan. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích về phản ứng này.