Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khi khối lượng chất rắn không đổi, thu được? Đây là bài tập khá quen thuộc trong chương trình phổ thông. Cùng nhau tìm hiểu chi tiết về phản ứng nhiệt phân Fe(OH)2 và lời giải bài tập này nhé.
Phương trình hóa học nhiệt phân Fe(OH)2
Khi nhiệt phân Fe(OH)2, ta có các trường hợp như sau:
Phương trình hóa học nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí:
4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O
Phương trình hóa học nhiệt phân Fe(OH)2 trong chân không:
Fe(OH)2 → FeO + H2O

Điều kiện xảy ra phản ứng nhiệt phân Fe(OH)2
Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao
Hiện tượng gì xảy ra khi nhiệt phân Fe(OH)2
Khi nhiệt phân Fe(OH)2 trong chân không sẽ xuất hiện chất rắn màu đen là Sắt II oxit (FeO). Trong khí đó, nếu nhiệt phân Sắt II hidroxit trong không khí sẽ xuất hiện chất rắn màu nâu đỏ Sắt III oxit (Fe2O3).

Bài tập liên quan đến phản ứng nhiệt phân Fe(OH)2
Bài 1: Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khi khối lượng chất rắn không thay đổi, thu được?
A. Fe2O3
B. FeO
C. Fe3O4
D. Fe(OH)3
Đáp án A
Phương trình hóa học: 4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O
Bài 2: Nhiệt phân Fe(OH)2 trong chân không đến khi khối lượng chất rắn không thay đổi, thu được?
A. Fe2O3
B. FeO
C. Fe3O4
D. Fe(OH)3
Đáp án C
Phương trình nhiệt phân: Fe(OH)2 → FeO + H2O
Trên đây là một số kiến thức về nhiệt phân Fe(OH)2: Phương trình hóa học, hiện tượng xảy ra và bài tập vận dụng. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có được những kiến thức bổ ích.