Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự được biết đến là một trong những phần kiến thức quan trọng trong chương trình môn học ngữ văn lớp 9. Để có thể rèn luyện hiệu quả phần kiến thức này, hãy cùng Gia Sư Điểm 10 tìm hiểu qua nội dung dưới đây của bài viết.
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì?
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự được biết chính là sự việc tái hiện ý nghĩ, nói về chính cảm xúc, diễn biến nội tâm của nhân vật. Nó được biết đến là biện pháp quan trọng để có thể mô tả, xây dựng nhân vật của các hoàn chỉnh. Từ đó sẽ khiến cho nhân vật trở nên sinh động và có hồn hơn.

Khi miêu tả nội tâm nhân vật, chúng ta phải nhìn nhận vấn đề một cách trực tiếp thông qua cảm xúc, tình cảm của nhân vật. Mặt khác, ta cũng cần phải lưu ý tới việc miêu tả một cách gián tiếp thông qua những hành động, cử chỉ, nét mặt, trang phục,… Bởi chính những điều này mới có thể lột tả được hết nội tâm của nhân vật để từ đó chúng ta có cái nhìn nhận một cách khách quan nhất.
Soạn bài miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Để có thể hiểu rõ được cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự thì chúng ta cần phải độc nội dụng, hoặc tác phẩm đó. Rồi từ đó nghiên cứu nội dung câu hỏi được đưa ra. Bạn có thể tham khảo một số bài tập sau đây để có thể hiểu rõ hơn.
Câu 1: Trang 117 SGK – Ngữ văn lớp 9 tập 1
Cho đoạn văn sau: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.” Hãy đọc đoạn văn sau và nhận xét về cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả.
Lời giải:
Trong đoạn văn trên, tác giả Nam Cao đã miêu tả một cách chân thực về nhân vật Lão Hạc bằng việc tập trung vào những cử chỉ, hành động của nhân vật. Những điệu bộ cử chỉ như co rúm, những vết nhăn xô lại, ép cho nước mắt chảy ra. Qua những câu văn này chúng ta có thể cảm nhận được nội tâm của nhân vật Lão Hạc đang thực sự đau đớn thông qua một số nét hình ảnh như đầu nghẹo đi, miếng mếu và bật khóc.
Chính những hành động bên ngoài của nhân vật đã cho chúng ta thấy được sự ăn năn, hối hận khi đã đưa ra quyết định là bán cậu vàng – Người bạn mà ông yêu thương nhất. Thông qua, chúng ta cũng thấy nhân vật Lão Hạc giống như đứa trẻ thấy những đau buồn khi phải rời xa những thứ mà mình yêu thương.
Câu 2: Trang 117 – SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1
Cho đoạn trích: “Mã Giám Sinh mua Kiều trong trang 97 – 98”. Hãy thuật lại đoạn trích này bằng văn xuôi và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Lời giải:
Thông qua những gì mụ mối, Thúy Kiều được biết có 1 viễn khách đến vấn danh. Hắn xuất hiện với hình dáng được tác giả miêu tả mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao có tư chất giống một thư sinh. Khi hỏi ra mới biết vị khách này tên là Mã Giám Sinh.
Tuy nhiên, không giống với vẻ bề ngoài hào hoa của mình thì hắn ta lại có cách hành xử vô cùng lỗ mãn. Thông qua cách hành xử hắn đã lộ rõ bản chất của mình là một trong những con buôn “chính hiệu” khi đã yêu cầu liên tục Kiều phải ca hát và muốn xem mặt.
Nhân vật Thúy Kiều vốn xuất thân trong một gia đình gia giáo khi bắt gặp phải cảnh này thì đã vô cùng đau xút. Mỗi bước nàng đi đều thể hiện sự tủi nhục, xấu hổ và đau đớn. Hơn hết, nàng cảm thấy quặn thắt khi đã bị rơi vào tay một con buôn và hắn ngã giá kiều chỉ ngoài bốn trăm.
Thế nhưng, Kiều không có sự lựa chọn nào khác với số phần éo le của mình. Chính từ đây cuộc sống của nàng sẽ bước sang một trang mới với nhiều những biến cố và sóng gió cuộc đời.
Câu 3: Trang 117 – SGK – Ngữ văn lớp 9 tập 1
Em hãy đóng vai nàng Kiều viết một đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán. Trong đó, em hãy bộc lộ tâm trạng của Kiều khi gặp lại nhân vật Hoạn Thư.
Lời giải:
Với cuộc sống cô đơn, buồn tủi trong chốn lầu xanh của tôi đã chấm dứt khi gặp được Thúc Sinh, chàng chính là người đưa tôi ra khỏi chốn này. Mối ân tình này tôi nhất định sẽ trả. May mắn khi nhờ được sự giúp đỡ của Từ Hải tôi đã gặp được chàng và bày tỏ nỗi lòng và sự biết ơn của mình.
Mặc dù tôi và Thúc Sinh không nên duyên vợ chồng với nhau, nhưng nhân ân tình mà Thúc Sinh dành cho tôi thì vẫn còn mãi.
Tôi xin nguyện gửi đến chàng chút bổng lộc để có thể bày tỏ được sự biết ơn, cũng như thể hiện lòng thành của mình đến chàng. Tôi biết rằng, cuộc đời này còn gặp rất nhiều những sóng gió, khó khăn, khắc nghiệt nhưng bù lại tôi đã gặp được những người yêu thương và giúp đỡ tôi.
Tuy nhiên, cuộc đời này đã khiến tôi khổ cực khôn cùng khi gặp phải vợ chàng. Hoạn Thư – Người đàn bà ghen tuông, độc ác và đã vùi dập tôi không biết đến bao nhiêu lần. Phen này, có cơ hội tôi sẽ trừng trị người đàn bà này một cách đích đang.
Tôi sẽ nhắc lại cho mụ nhớ những gì mà mụ đã gây ra. Thật may, tất cả những lời cáo buộc mụ đều nhận hết và ăn năn hối lỗi vì những gì mà mình đã gây ra. Đồng thời mụ còn mong rằng tôi có thể khoan dung khi nhắc tới những ngày đối xử tốt với tôi mà không truy đuổi khi tốt trốn chạy.
Mặc dù trong lòng vô cùng tức giận nhưng với sự khôn khéo của mụ tôi đã quyết định tha cho mụ ta. Bởi tôi nghĩ suy cho cùng những đau khổ đó cũng đều xuất phát từ việc chung chồng.
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì? Các bài tập áp dụng đã được chúng tôi gửi đến bạn. Mong rằng, với những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong học tập. Chúc các bạn luôn học tập tốt.