Phản ứng Mg HCl được học trong chương trình phổ thông và có nhiều bài tập liên quan rất thú vị. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về phương trình hóa học Mg + HCl và hiện tượng khi cho kim loại Magie tác dụng với dung dịch axit clohiđric trong bài viết dưới đây nhé.
Phản ứng hóa học Mg + HCl
Phương trình phản ứng Mg HCl như sau:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Phản ứng Mg + HCl hay Mg ra MgCl2 hoặc Mg ra H2 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử, phản ứng thế khi Mg là kim loại mạnh hơn H2 trong dãy hoạt động hóa học.
Điều kiện xảy ra phản ứng Mg + HCl
Phản ứng xảy ra không cần điều kiện
Cách thực hiện phản ứng giữa Mg và HCl
Cho Magie (Mg) vào trong ống nghiệm sau đó nhỏ dung dịch HCl vào.
Hiện tượng xảy ra của phản ứng Mg HCl
Kim loại tan dần trong dung dịch axit tạo dung dịch không màu và có khí bay ra.
Bản chất của các chất tham gia phản ứng Mg HCl
Bản chất của kim loại Mg (Magie)
Mg là chất khử mạnh tác dụng được với các axit ở điều kiện thường
Bản chất của axit HCl (Axit clohidric)
Axit HCl tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học (trừ Pb) tạo thành muối và khí hidro.
Bài tập liên quan đến phản ứng Mg + HCl
Bài 1: Dãy chất nào sau đây gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl và vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?
A. Zn, Cu, Mg
B. Fe, Ni, Ag
C. Cu, Na, Ba
D. Cr, Fe, Al
Đáp án D
Các phương trình hóa học như sau:
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
Fe + 2HCl →FeCl2 + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Cr + 2AgNO3 → Cr(NO3)2 + 2Ag
Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Bài 2: Cho 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn phản ứng với dung dịch HCl dư thấy thu được 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch thu được là:
A. 35,7 gam B. 36,7 gam C. 53,7 gam D. 63,7 gam
Đáp án B
Lời giải:
Phương trình phản ứng hóa học:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Số mol của khí H2 thu được là: nH2 = 0.6/2 = 0.3 mol
Số mol ion Cl- là: nCl- = nHCl = 2nH2 = 0,6 mol.
Khối lượng muối thu được là: m = Khối lượng kim loại + 35,5 x nCl- = 15.4 + 35.5 x 0.6 = 36.7 gam
Bài 3: Cấu hình electron của Mg là:
A. 1s22s22p63s2
B. 1s22s22p63s23p3
C. 1s22s22p6
D. 1s22s22p63s23p2
Đáp án A
Bài 4: Magie tác dụng với axit HCl: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑. Nếu có 12g Mg tham gia phản ứng. Thể tích khí hidro thu được ở đktc là bao nhiêu?
A. 22.4 (lít)
B. 2.24 (lít)
C. 11.2 (lít)
D. 1.12 (lít)
Đáp án C
Lời giải
Số mol Mg là: nMg = 12/24 = 0.5 mol
Từ phương trình hóa học ta có: nH2 = nMg = 0.5 mol
Thể tích khí H2 thu được ở đktc là: V = 0.5 x 22.4 = 11.2 lít
Bài 5. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng thế?
A. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
B. CuO + H2 → Cu + H2O
C. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
D. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Đáp án C
Bài 6. Phản ứng nào dưới đây mà HCl thể hiện tính khử?
A. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2
B. HCl + NaOH → NaCl + H2O
C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Đáp án C
Trên đây là những thông tin về phản ứng Mg + HCl và các bài tập liên quan. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức bổ ích về phản ứng Mg HCl để giúp học tập hiệu quả hơn.