• Trang chủ
  • Tin Tức
  • Học Tập
    • Học Tập Môn Hóa
    • Học Tập Môn Toán
  • Hỏi Đáp
  • Về Chúng Tôi
  • Liên hệ
Gia Sư Điểm 10
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Học Tập
    • Học Tập Môn Hóa
    • Học Tập Môn Toán
  • Hỏi Đáp
  • Về Chúng Tôi
  • Liên hệ
Thứ Hai, Tháng Mười 2, 2023
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Học Tập
    • Học Tập Môn Hóa
    • Học Tập Môn Toán
  • Hỏi Đáp
  • Về Chúng Tôi
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Gia Sư Điểm 10
No Result
View All Result

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2: Phản ứng Mg H2SO4 loãng và bài tập

admin by admin
29 Tháng Năm, 2023
in Học Tập, Học Tập Môn Hóa
0
0
SHARES
65
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Rate this post

Mg + H2SO4→ MgSO4 + H2 là phản ứng hóa học cơ bản được học trong chương trình phổ thông. Gia sư điểm 10 sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về phản ứng Mg H2SO4và các bài tập liên quan để các bạn thuận tiện hơn trong quá trình học tập nhé.

Phương trình phản ứng Mg + H2SO4 loãng

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Phương trình này tự cân bằng

Điều kiện phản ứng xảy phản ứng Mg H2SO4loãng

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2: Phản ứng Mg H2SO4 loãng
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2: Phản ứng Mg H2SO4 loãng

Phản ứng giữa Mg và H2SO4 loãng xảy ra ở điều kiện thường. Bạn cần lưu ý sử dụng H2SO4 loãng trong phản ứng này.

Bản chất của Mg và H2SO4

Bản chất của Mg (Magie): Mg là một chất khử mạnh tác dụng với axit HNO3, H2SO4, HCl,…

Bản chất của H2SO4 (Axit sunfuric): H2SO4 loãng là một axit mạnh có đầy đủ tính chất thường gặp của một axit nên dễ dàng tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) tạo thành muối sunfat.

Mg + H2SO4 (loãng) có hiện tượng gì?

Kim loại Mg tan trong dung dịch axit tạo thành dung dịch không màu đồng thời có khí bay ra, Khí này chính là hidro.

Các tính chất hóa học của Mg

Magie là chất khử mạnh hơn nhôm nhưng yếu hơn natri. Trong hợp chất chúng tồn tại dưới dạng ion Mg2+.

M → M2+ + 2e

Mg tác dụng với phi kim

2Mg + O2→ 2MgO + Q

Trong không khí, Mg bị oxi hóa chậm tạo thành màng oxit mỏng bảo vệ kim loại, khi đốt nóng thì magie bị cháy trong oxi.

Mg tác dụng với axit

Với dung dịch HCl và H2SO4 loãng:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Với dung dịch HNO3

Khi tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, kim loại kiềm thổ khử N+5 thành N-3. 0 +5 +2 -3

4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

Khi Mg tác dụng với dung dịch HNO3 đặc hơn, các sản phẩm tạo thành có thể là NO2, NO,…

Mg tác dụng với nước

Ở nhiệt độ thường, Magie hầu như không tác dụng với nước. Mg sẽ phản ứng chậm với nước nóng tạo thành hidroxit khó tan.

Mg + 2H2O → Mg(OH)2 + H2

Lưu ý: Magie cháy trong hơi nước thu được MgO và hidro.

Đọc thêm:   Al + HCl → AlCl3 + H2: Phương trình hóa học, điều kiện phản ứng Al HCl

Mg + H2O → MgO + H2

Bài tập vận dụng liên quan đến phản ứng Mg H2SO4

Bài 1: Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra:

A. FeSO4 + HCl → FeCl2 + H2SO4
B. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

C. FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4

D. HCl + KOH → KCl + H2O

Đáp án: A

Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 2,6g kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2O ở điều kiện tiêu chuẩn (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch muối nitrat. Kim loại M là chất nào dưới đây?

A. Ca

B. Al

C. Zn

D. Mg

Đáp án: D

Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam kim loại Mg vào dung dịch H2SO4 loãng chỉ thu được V lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là:

A. 2.24 lít

B. 6,720 lít

C. 0,448 lít

D. 4,48 lít

Đáp án: A

Ta có phương trình hóa học phản ứng Mg H2SO4 loãng là:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Số mol của Magie là: nMg = 0,1 mol

Số mol khí thu được là: nH2 = nMg = 0.1 mol

Giá trị V = 0,1 x 22,4 = 2.24 lít

Bài 4: Cho Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được khí X, nhiệt phân tinh thể KNO3 thu được khí Y, cho tinh thể MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc đun nóng tạo thành khí Z. Các khí X, Y, Z lần lượt là :

A. Cl2, O2 và H2S
B. H2, O2 và Cl2

C. H2, NO2 và Cl2
D. SO2, O2, Cl2

Đáp án: B

Các phương trình hóa học như sau:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

2KNO3 → 2KNO2 +  O2

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Bài 5. Cho m gam Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít khí H2 ở đktc. Giá trị của m là:

A. 7,2 gam

B. 4,8 gam

C. 16,8 gam

D. 3,6 gam

Đáp án: B

Số mol khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn là: nH2 = 4,48/22,4 = 0.2 mol

Phương trình hóa học phản ứng giữa Mg và H2SO4:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑

Số mol Mg là: nMg = nH2 = 0.2 mol

Giá trị của m = 0,2 x 24 = 4,8 (g)

Bài 6. Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào 500 ml dung dịch X gồm K2CO3 aM và KHCO3 bM thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của a và b lần lượt là

Đọc thêm:   Nhiệt phân Al(OH)3: Phương trình hóa học và bài tập vận dụng

A. 0,09 và 0,30.

B. 0,21 và 0,18.

C. 0,30 và 0,09

D. 0,15 và 0,24.

Đáp án: B

Lời giải:

Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch K2CO3 và KHCO3 thì có các phản ứng (1) và (2) sau đây:

HCl + K2CO3 → KHCO3 + KCl (1)

HCl + KHCO3 → KCl + H2O + CO2 (2)

Phản ứng 1: nK2CO3 = nHCl p/u(1) = 0,5a mol

Phản ứng 2: nCO2 = nHCl p/u (2) = 0,045 mol

Tổng số mol của HCl: 0,5a + 0,045 = 0,15 ⇒ a = 0,21 mol

Theo định luật bảo toàn nguyên tố C: nK2CO3 + nKHCO3 = nCO2 + nBaCO3

Ta có: 0,5a + 0,5b = 0,045 + 0,15. Thay a = 0,21 tính ra by = 0,18.

Bài 7. Cho các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

A. Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh

B. Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kì

C. Be, Mg, Ca, Sr, Ba đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường nên gọi là kim loại kiềm thổ

D. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba

Đáp án: C

Nhận xét không đúng là: Be, Mg, Ca, Sr, Ba đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường nên gọi là kim loại kiềm thổ.

Vì Be không phản ứng với nước, còn Mg phản ứng với nước ở nhiệt độ cao.

Bài 8. Dãy kim loại nào sau đây phản ứng được H2SO4 loãng?

A. Zn, Cu, Fe

B. Mg, Fe, Cu

C. Al, Zn, Mg

D. Cu, Fe, Mg

Đáp án C

Dãy kim loại phản ứng được H2SO4 loãng là những kim loại mạnh đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học

Phương trình hóa học như sau:

2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3+ 3H2

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4+ H2

Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2

Bài 9: Cho 8,9 gam bột Zn và Mg tác dụng hết dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 0,2 mol khí H2 ở đktc. Khối lượng của Mg và Zn trong hỗn hợp trên lần lượt là:

Đọc thêm:   Phản ứng Al2O3 + HCl: Phương trình hóa học, điều kiện, bài tập áp dụng

A. 1,2 gam và 7,7 gam

B. 3,6 gam và 5,3 gam

C. 1,8 gam và 7,1 gam

D. 2,4 gam và 6,5 gam

Đáp án D.

Phương trình phản ứng như sau:

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2

Gọi số mol của Zn trong hỗn hợp là x, số mol của Mg trong hỗn hợp là y

Ta có các phương trình như sau:

x + y = 0.2

65x + 24y = 8.9

Giải phương trình ta có: x = 0.1, y = 0.1

Khối lượng của Mg là: mMg = 0.1 x 24 = 2.4 gam

Khối lượng của Zn là: mZn = 0.1 x 65 = 6.5 gam

Bài 10. Trong các phát biểu sau về nước cứng, phát biểu nào không đúng ?

A. Nước chứa ít Ca2+, Mg2+ hay không có chứa 2 loại ion này là nước mềm.

B. Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ là nước cứng.\

C. Nước cứng có chứa đồng thời các ion HCO3-, SO42-, Cl- là nước cứng toàn phần.

D. Nước có chứa Cl- hay SO42- hoặc cả 2 loại ion này là nước cứng tạm thời.

Đáp án: D

  1. Nước chứa ít Ca2+, Mg2+ hay không có chứa 2 loại ion này là nước mềm => Đúng.
  2. Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ là nước cứng => Đúng
  3. Nước cứng có chứa đồng thời các ion HCO3-, SO42-, Cl- là nước cứng toàn phần => Đúng
  4. Nước có chứa Cl- hay SO42- hoặc cả 2 loại ion này là nước cứng tạm thời => Sai. Nước cứng tạm thời chứa anion HCO3– .

Bài 11. Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion

A. Mg2+, Ca2+.

B. Be2+, Ba2+.

C. Na+, K+.

D. Cl‑, HCO3-.

Đáp án: A

Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.

Phân loại nước cứng:

+ Nước cứng tạm thời là nước cứng mà thành phần anion chứa ion HCO3-.

+ Nước cứng toàn phần là nước cứng mà thành phần anion chứa ion HCO3– ; Cl-

Trên đây là những thông tin về phản ứng hóa học Mg H2SO4. Mong rằng sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức bổ ích về phản ứng Mg + H2SO4 và những bài tập liên quan.

Previous Post

Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất? So sánh nhiệt độ sôi của các chất

Next Post

Thương số là gì? Thương là phép tính gì? Các dạng bài tập

admin

admin

TIN LIÊN QUAN

Đường trung trực là gì?
Học Tập Môn Toán

Đường trung trực là gì? Tính chất và bài tập về đường trung trực

Sn hóa trị mấy?
Học Tập Môn Hóa

Sn hóa trị mấy? Tính chất, cách điều chế và ứng dụng của thiếc (Sn)

Q là tập hợp số gì?
Học Tập Môn Toán

Q là tập hợp số gì? Tính chất của tập hợp Q và bài tập vận dụng

Số chính phương
Học Tập Môn Toán

Số chính phương là gì? Tính chất và bài tập vận dụng

Định lý cosin, định lý sin trong tam giác
Học Tập Môn Toán

Định lý cosin, định lý sin trong tam giác: Lý thuyết và bài tập

Nhân chia trước cộng trừ sau
Học Tập Môn Toán

Nhân chia trước cộng trừ sau: Lý thuyết và bài tập vận dụng

Next Post
Thương số là gì?

Thương số là gì? Thương là phép tính gì? Các dạng bài tập

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trending
  • Comments
  • Latest

19+ Công Thức Lũy Thừa Lớp 6 Bài Tập và Lý Thuyết

19+ Đề Tài Thuyết Trình Được Quan Tâm Hiện Nay

3+ Quy tắc dấu ngoặc đối với số nguyên toán lớp 6

9+ Tính chất và công thức giá trị tuyệt đối lớp 6

Tổng hợp câu hỏi test IQ trẻ 6 tuổi

15+ Câu Hỏi Test IQ Cho Trẻ 6 Tuổi Miễn Phí & Đáp Án Chuẩn Nhất

1
Gia sư tại nhà

Gia Sư Luyện Dạy Môn Toán Lớp 6 Tại Nhà TPHCM 1️⃣

0

Ý Nghĩa Học Tập Là Gì? 9+ Phương Pháp Học Tập Hiệu Quả

0
Gia sư dạy kèm

Gia Sư Dạy Kèm Toán Chất Lượng Giáo Viên TPHCM ✔️

0
Đường trung trực là gì?

Đường trung trực là gì? Tính chất và bài tập về đường trung trực

Sn hóa trị mấy?

Sn hóa trị mấy? Tính chất, cách điều chế và ứng dụng của thiếc (Sn)

Học viên xuất sắc đạt thành tích cao trong cuộc thi quốc tế của TED SAIGON

Top 8 trung tâm dạy đàn piano Quận 7 TPHCM uy tín và chất lượng nhất

Q là tập hợp số gì?

Q là tập hợp số gì? Tính chất của tập hợp Q và bài tập vận dụng

Recent News

Đường trung trực là gì?

Đường trung trực là gì? Tính chất và bài tập về đường trung trực

Sn hóa trị mấy?

Sn hóa trị mấy? Tính chất, cách điều chế và ứng dụng của thiếc (Sn)

Học viên xuất sắc đạt thành tích cao trong cuộc thi quốc tế của TED SAIGON

Top 8 trung tâm dạy đàn piano Quận 7 TPHCM uy tín và chất lượng nhất

Q là tập hợp số gì?

Q là tập hợp số gì? Tính chất của tập hợp Q và bài tập vận dụng

Gia Sư Điểm 10

“Gia sư là người thầy của học sinh, là người bạn với phụ huynh”. Gia sư điểm 10 càng ngày nhận được sự tín tưởng của quý phụ huynh và uy tín từ phía gia sư.

MẠNG XÃ HỘI

HỌC TẬP

  • All
  • Học Tập
Đường trung trực là gì?
Học Tập Môn Toán

Đường trung trực là gì? Tính chất và bài tập về đường trung trực

by admin
0

Đường trung trực là một khái niệm quen thuộc và quan trọng trong môn Toán học lớp 7. Trong nội...

Read more

TIN MỚI NHẤT

Đường trung trực là gì?

Đường trung trực là gì? Tính chất và bài tập về đường trung trực

Sn hóa trị mấy?

Sn hóa trị mấy? Tính chất, cách điều chế và ứng dụng của thiếc (Sn)

Học viên xuất sắc đạt thành tích cao trong cuộc thi quốc tế của TED SAIGON

Top 8 trung tâm dạy đàn piano Quận 7 TPHCM uy tín và chất lượng nhất

Q là tập hợp số gì?

Q là tập hợp số gì? Tính chất của tập hợp Q và bài tập vận dụng

Số chính phương

Số chính phương là gì? Tính chất và bài tập vận dụng

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Học Tập
  • Hỏi Đáp
  • Về Chúng Tôi
  • Liên hệ

© 2023 Gia sư 10 điểm - Bản quyền bởi Gia sư 10 điểm.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Học Tập
    • Học Tập Môn Hóa
    • Học Tập Môn Toán
  • Hỏi Đáp
  • Về Chúng Tôi
  • Liên hệ

© 2023 Gia sư 10 điểm - Bản quyền bởi Gia sư 10 điểm.