Phản ứng H2S + O2 → SO2 + H2O xảy ra khi đốt khí H2S trong không khí ở nhiệt độ cao và O2 dư tạo ra khí SO2. Cùng tìm hiểu chi tiết phản ứng H2S SO2 trong bài viết dưới đây, hãy cùng tham khảo nhé!

Phương trình hóa học H2S + O2
Khi đốt khí H2S trong không khí ở nhiệt độ cao và Oxi dư thì ta có phản ứng hóa học theo phương trình sau:
2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O
Điều kiện phản ứng H2S O2
Điều kiện: Nhiệt độ cao và khí oxi dư
Lưu ý: Nếu đốt khí H2S ở nhiệt độ không cao hoặc thiếu oxi thì khí H2S bị oxi hóa thành lưu huỳnh tự do có màu vàng.
Hiện tượng của phản ứng H2S + O2
Khi đốt H2S trong không khí, khí H2S cháy với ngọn lửa xanh nhạt và bị oxi thành SO2 như phương trình hóa học nêu trên.
Các tính chất hóa học của H2S

H2S có tên gọi là Hidrosunfua với các tính chất hóa học như sau:
H2S tác dụng với kim loại mạnh
2Na + H2S → Na2S + H2
Hidro sunfua tác dụng với oxit kim loại (ít gặp).
H2S tác dụng với dung dịch bazơ
(có thể tạo thành 2 loại muối hidrosunfua và sunfua)
Phương trình phản ứng
H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
H2S tác dụng với dung dịch muối
Hidrosunfua tác dụng với dung dịch muối và tạo muối không tan trong dung dịch axit
Phương trình hóa học:
H2S + CuSO4 → CuS + H2SO4
Trong H2S, lưu huỳnh có mức oxi hóa thấp nhất (-2) nên H2S có tính khử mạnh.
H2S tác dụng với O2
Trường hợp thiếu oxi hoặc phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp
2H2S + O2 → 2H2O + 2S
Trường hợp dư oxi và xảy ra ở nhiệt độ cao
2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2
H2S tác dụng với các chất oxi hóa khác
H2S + 4Br2 + 4H2O → H2SO4 + 8HBr
H2S + H2SO4 đặc → S + SO2+ 2H2O
Bài tập vận dụng liên quan đến phản ứng H2S O2

Bài 1. Khí H2S là khí rất độc, để thu được khí H2S thoát ra khi làm thí nghiệm thì người ta dùng:
- Dung dịch NaCl
- Nước cất
- Dung dịch NaOH
- Dung dịch axit HCl
Đáp án C
Bài 2. Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
- SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
- FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl
- 3O2 + 2H2S → 2H2O + 2SO2
- SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
Đáp án B
Bài 3. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3, hiện tượng gì xảy ra?
- Kết tủa trắng
- Dung dịch trong suốt
- Khí màu vàng thoát ra
- Có kết tủa vàng.
Đáp án D
Phương trình hóa học như sau:
H2S + 2FeCl3 → S↓(vàng) + 2FeCl2 + 2HCl
Có kết tủa vàng
Bài 4. Khí N2 có lẫn H2S và SO2. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại bỏ H2S và SO2 ra khỏi hỗn hợp trên?
- NaCl
- Pb(NO3)2
- Ba(OH)2
- H2SO4
Đáp án C
Dẫn hỗn khí đi qua dung dịch Ba(OH)2 chỉ có SO2 và H2S phản ứng
SO2 + Ca(OH)2 → CaCO3+ H2O
H2S + Ca(OH)2 → CaS + 2H2O
Bài 5. Để phân biệt H2S với khí CO2 thì dùng thuốc thử nào sau đây?
- Dung dịch NaCl
- Dung dịch Pb(NO3)2
- Dung dịch K2SO4
- Dung dịch HCl
Đáp án B
Bài 6. Phương pháp điều chế khí sunfurơ trong phòng thí nghiệm là?
- Đốt lưu huỳnh trong không khí
- Cho dung dịch K2SO3 tác dụng với H2SO4đặc
- Cho tinh thể Na2SO3 tác dụng với H2SO4 đặc
- Đốt cháy khí H2S trong không khí
Đáp án C
Phương trình hóa học
Na2SO3 (rắn) + H2SO4 (dd) → Na2SO3 (dd) + H2O (l) + SO2 (k)
Bài 7. Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện thì chứng tỏ điều gì?
- Có phản ứng oxi hóa- khử xảy ra
- Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh
- Axit sunfuhidric mạnh hơn axit sunfuric
- Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhidric
Đáp án B
H2S + CuSO4 → CuS↓ (kết tủa đen) + H2SO4
=> Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.
Bài 8. Phương trình hóa học thể hiện tính khử của SO2 là?
- SO2 + NaOH → NaHSO3
- SO2 + Br2+ 2H2O → H2SO4
- SO2 + CaO → CaCO3
- SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
Đáp án B
Bài 9. Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: H2S, CO2, HCl, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?
- Muối NaCl
- Nước vôi trong
- Dung dịch HCl
- Dung dịch NaNO3
Đáp án B
Các phương trình phản ứng như sau:
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
Ca(OH)2 + H2S → CaS + 2H2O
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O
Bài 10. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3 thì có hiện tượng gì xảy ra?
- Có kết tủa trắng xanh.
- Có khí thoát ra.
- Có kết tủa đỏ nâu.
- Kết tủa màu trắng.
Đáp án C
Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, xảy ra phản ứng hóa học:
3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
Fe(OH)3 là kết tủa màu đỏ nâu
Bài 11. Dung dịch muối đồng (II) sunfat (CuSO4) có thể phản ứng với dãy chất:
- H2SO4, AgNO3, Ca(OH)2, Al
- CO2, NaOH, H2SO4, Fe
- NaOH, BaCl2, Fe, H2SO4
- NaOH, BaCl2, Fe, Al
Đáp án D
Dung dịch CuSO4 phản ứng được với: NaOH, BaCl2, Fe, Al với các phương trình hóa học như sau:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4 ↓
CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu
3CuSO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3Cu
Bài 12. Người ta dùng chất gì để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2?
- Quỳ tím
- Dung dịch Ba(NO3)2
- Dung dịch AgNO3
- Dung dịch KOH
Đáp án D
Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng dung dịch KOH vì sau phản ứng sẽ tạo các kết tủa có màu khác nhau:
Dung dịch CuCl2 tạo kết tủa xanh: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓xanh + 2NaCl
Dung dịch FeCl3 tạo kết tủa đỏ nâu: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓đỏ nâu + 3NaCl
Dung dịch MgCl2 tạo kết tủa trắng: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓trắng + 3NaCl
Bài 13. Cho hết 100 ml dung dịch FeCl2 0,5M vào 100 ml dung dịch AgNO3 1,2M. Sau phản ứng hoàn toàn được m gam kết tủa và dung dịch chứa các muối. Giá trị của m là?
- 7,6 gam
- 15,8 gam
- 24,7 gam
- 15,6 gam
Đáp án B
Phương trình hóa học:
FeCl2 + 3AgNO3 → 2AgCl↓ + Ag↓ + Fe(NO3)3
Số mol của AgNO3 là: nAgNO3 = 1.2 x 0.1 = 0.12 mol
Số mol của FeCl2 tham gia phản ứng là: nFeCl2 = 0.12/3 = 0.04 mol
Vậy: m(kết tủa)= mAgCl + mAg = 143.5 x 0.08 + 108 x 0.04 → m = 15,8(g)
Trên đây là những thông tin về phản ứng H2S + O2 và các bài tập liên quan. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích.