Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O là phản ứng hóa học giữa sắt (III) oxit và dung dịch HCl, thu được sản phẩm muối sắt (III) và nước. Fe2O3 HCl là một phản ứng hóa học cơ bản hay xuất hiện trong các dạng bài tập trong trường trình phổ thông, các bạn học sinh lưu ý viết và cân bằng đúng phương trình.
Phản ứng hóa học Fe2O3 + HCl
Phương trình phản ứng như sau:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Điều kiện xảy ra phản ứng Fe2O3 HCl
Phản ứng giữa Fe2O3 và HCl xảy ra ở điều kiện thường. Sắt (III) oxit dễ dàng phản ứng với axit HCl để tạo ra muối sắt (III) clorua và nước.
Cách thực hiện phản ứng Fe2O3 + HCl
Cho một lượng Fe2O3 vào ống nghiệm sau đó nhỏ dung dịch HCl vào và lắc nhẹ.
Phản ứng Fe2O3 HCl có hiện tượng gì?
Khi cho Fe2O3 phản ứng với dung dịch axit HCl thì chất rắn màu đen (Fe2O3) sẽ tan dần trong axit. Dung dịch chuyển dần sang màu vàng của FeCl3.
Các tính chất hóa học của Fe2O3
Fe2O3 là một oxit của sắt (III) và là dạng phổ biến nhất của sắt oxit trong tự nhiên. Bạn có thể lấy chất này từ đất sét màu đỏ. Các tính chất hóa học của Fe2O3 đó là:
Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit tạo ra muối và nước. Các phương trình phản ứng như sau:
- Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
- Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
- Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Fe2O3 là chất oxi hóa có thể tác dụng với các chất khử mạnh như H2, CO, Al ở nhiệt độ cao. Phương trình hóa học như sau:
- Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
- Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H22O
- Fe2O3 + 2Al → Al2O3+ 2Fe
Ứng dụng của sắt (III) oxit
Fe2O3 được ứng dụng trong việc tạo màu cho các loại men gốm sứ và giúp làm giảm rạn men; dùng trong công nghiệp luyện gang, thép.
Cách điều chế Fe2O3
Fe2O3 có thể điều chế bằng phản ứng phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao.
2Fe(OH)3 → Fe2O3+ 3H2O (nhiệt độ cao)
Các bài tập liên quan đến phản ứng Fe2O3HCl
Bài 1: Cho những phát biểu sau về kim loại sắt:
(1) Kim loại sắt có tính khử trung bình.
(2) Ion Fe2+ bền hơn Fe3+.
(3) Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội.
(4) Quặng manhetit là quặng có hàm lượng sắt cao nhất.
(5) Sắt là nguyên nhân làm Trái Đất có từ tính.
(6) Kim loại sắt có thể khử được ion Fe3+.
Trong số những phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án B
(1) Đúng
(2) Sai, Fe2+ trong không khí dễ bị oxi hóa thành Fe3+
(3) Đúng
(4) Đúng, quặng manhetit (Fe3O4) là quặng có hàm lượng Fe cao nhất.
(5) Sai, Từ trường Trái Đất sinh ra do sự chuyển động của các chất lỏng dẫn điện
(6) đúng, Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
Bài 2. Các chất và dung dịch nào sau đây khi cho dư có thể oxi hoá Fe thành Fe (III)?
A. HCl, HNO3 đặc, nóng, H2SO4 đặc, nóng
B. Bột lưu huỳnh, H2SO4 đặc, nóng, HCl
C. Cl2, HNO3 nóng, H2SO4 đặc, nguội
D. Cl2, AgNO3, HNO3 loãng
Đáp án D
Các phương trình phản ứng như sau:
2Fe + 3Cl2→ 2FeCl3
3AgNO3 + Fe → Fe(NO3)3 + 3Ag
Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
Bài 3. Chia bột kim loại X thành 2 phần. Phần một cho tác dụng với Cl2 tạo ra muối Y. Phần hai cho tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối Z. Cho kim loại X tác dụng với muối Y lại thu được muối Z. Vậy kim loại X có thể là chất nào sau đây?
A. Mg.
B. Al.
C. Zn.
D. Fe.
Đáp án D
Các phương trình phản ứng hóa học như sau:
2Fe + 3Cl2→ 2FeCl3 (Y)
Fe + 2HCl → FeCl2 (Z) + H2
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Bài 4: Cho 5 gam hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 0,56 lít hidro (ở đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Lấy kết tủa thu được đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y với khối lượng là bao nhiêu?
A. 8 gam.
B. 7,5 gam.
C. 7 gam.
D. 6 gam.
Đáp án D
Số mol khí H2 thu được là:
nH2 = 0,56:22,4 = 0,025 (mol)
Các phương trình hóa học như sau:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ (1)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2)
Theo phương trình hóa học (1): nFe = nH2 = 0,025 (mol) ⇒ mFe = 0,025.56 = 1,4 (g)
Khối lượng Fe2O3 là: mFe2O3 = mhh – mFe = 5 – 1,4 = 3,6 (g) ⇒ nFe2O3 = 3,6 : 160 = 0,0225 (mol)
Theo phương trình hóa học (1): nFeCl2 = nFe = 0,025 (mol)
Theo phương trình hóa học (2): nFeCl3 = 2nFe2O3 = 2.0,025 = 0,05 (mol)
Dung dịch X thu được chứa: 0,025 mol FeCl2 và 0.05 mol FeCl3
Các phương trình hóa học khi cho dung dịch X tác dụng với NaOH
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + NaCl
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + NaCl
Kết tủa thu được Fe(OH)2 và Fe(OH)3
Nung 2 kết tủa này thu được Fe2O3
Theo định luật bảo toàn nguyên tố: 2nFe2O3 = nFeCl2 + nFeCl3 ⇒ nFe2O3 = (0,025 + 0,05)/2 = 0,0375 (mol)
Khối lượng chất rắn Y là: mFe2O3 = 0,0375.160 = 6 (g)
Bài 5: Cho 16g Fe2O3 tác dụng với axit HCl dư thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 20 gam
B. 30 gam
C. 32.5 gam
D. 40 gam
Đáp án: C
Lời giải:
Phương trình phản ứng hóa học Fe2O3 HCl:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Số mol Fe2O3 là: nFe2O3 = 16/160 = 0.1 mol
Từ PTHH ta có: nFeCl3 = 2nFe2O3 = 0.2 (mol)
Khối lượng muối thu được là m = 0.2 x 162.5 = 32.5 gam.
Trên đây là những thông tin về phản ứng hóa học Fe2O3+ HCl → FeCl3 + H2O. Mong rằng bài viết đã đem lại cho bạn những kiến thức thú vị về phản ứng giữa Fe2O3 HCl.