CO3 xuất hiện nhiều trong chương trình hóa học phổ thông với các dạng bài tập khác nhau. Vậy CO3 hóa trị mấy? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhé.

CO3 hóa trị mấy?
Với công thức hóa học CO32- có tên gọi là cacbonat. Đây là muối của axit cacbonic (H2CO3)
Kim loại kiềm và kiềm thổ là các loại nguyên tố chính được sử dụng để tạo thành hợp chất với cacbonat.
Hóa trị của cacbonat (CO3) là bao nhiêu?
Cấu trúc của CO3 tuân theo quy tắc octet. Theo cấu trúc này, cả oxy đều có số oxi hóa âm.
Hóa trị là số lượng liên kết được hình thành bởi nguyên tử để hình thành hợp chất.
Cacbonat có thể kết hợp với hai nguyên tử hydro và do đó, CO3 có hóa trị là 2.
Vậy hóa trị 2 là câu trả lời cho câu hỏi “CO3 hóa trị mấy?”
Các tính chất hóa học của muối cacbonat CO3
Muối cacbonat tác dụng với axit
Muối cacbonat tác dụng với axit mạnh hơn axit cacbonic tạo thành muối mới và giải phóng ra khí CO2.
Ví dụ:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
Muối cacbonat tác dụng với bazơ
Một số dung dịch muối cacbonat tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacbonat không tan và bazơ mới.
Ví dụ:
K2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2KOH
Muối hiđrocacbonat phản ứng với dung dịch kiềm sẽ tạo thành muối trung hòa và nước.
Ví dụ:
NaHCO3 (dd) + NaOH (dd) → Na2CO3 (dd) + H2O (l)

Muối cacbonat tác dụng với dung dịch muối
Dung dịch muối cacbonat có thể tác dụng với một số dung dịch muối khác, kết quả tạo ra 2 muối mới.
Ví dụ: Dung dịch natri cacbonat (Na2CO3) tác dụng với dung dịch canxi clorua (CaCl2) tạo thành kết tủa trắng.
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 (rắn – trắng) + 2NaCl (dd)
Phản ứng nhiệt phân muối cacbonat
Nhiều muối cacbonat bị nhiệt phân hủy giải phóng khí cacbonic.
Ví dụ:
CaCO3 → CaO + CO2
2NaHCO3 → Na2CO3 + H2O + CO2
Bài tập áp dụng

Để hiểu rõ hơn về hóa trị của CO3 và các tính chất, chúng ta cùng tham khảo một số bài tập vận dụng sau:
Bài 1. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Na (I) và CO3 (II)
Lời giải:
Gọi công thức hóa học của hợp chất trên là Nax(CO3)y
Theo quy tắc hóa trị ta có:
I.x = II.y
x/y = 2/1
Chọn x = 2, y = 1.
Vậy công thức hóa học của hợp chất trên là Na2CO3
Bài 2. Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuỗi chuyển hóa sau:
C → CO2 → CaCO3 → CO2
Lời giải:
Các phương trình hóa học của chuỗi chuyển hóa là:
(1) C + O2 → CO2
(2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
(3) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Bài 3. Các cặp chất nào sau đây có thể tác dụng với nhau?
a) H2SO4 và KHCO3;
b) K2CO3 và NaCl;
c) MgCO3 và HCl;
d) CaCl2 và Na2CO3;
e) Ba(OH)2 và K2CO3
Giải thích và viết các phương trình hóa học của phản ứng.
Lời giải:
Những cặp chất phản ứng với nhau là a, c, d và e.
Các phương trình hóa học như sau:
H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2↑ + H2O
CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl
Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3↓ + 2KOH
Cặp chất không tác dụng với nhau: b).
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “CO3 hóa trị mấy?”. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về gốc muối cacbonat cùng những bài tập vận dụng.