Tiểu học được coi là một yếu tố quan trọng của bất kỳ chương trình giáo dục nào của trẻ. Các bậc phụ huynh phải đặc biệt lưu ý và có sự chuẩn bị chu đáo khi chuẩn bị cho con vào lớp một. Vậy học sinh lớp 1 học gì, cần chuẩn bị tâm lý và kỹ năng cho bé khi vào lớp 1 như thế nào? Hãy cùng giasudiem10 tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
Mục Lục
1. Trẻ cần chuẩn bị kiến thức gì khi vào lớp 1?
1.1 Kiến thức cho môn Toán
– Dạy trẻ nhận biết các chữ số từ 1 đến 10, cũng như cách đếm những đồ vật tương ứng với các số đó trong nhà. Cha mẹ có thể mua bảng số có in màu sắc bắt mắt. Và trưng bày ở vị trí dễ thấy để con cái dễ nhìn và dễ nhớ, chẳng hạn như:
+ Giúp trẻ dễ dàng nhớ lại các con số bằng cách liên hệ và so sánh chúng với các đồ vật gần đó và quen thuộc.
+ Cùng bé làm những bài toán học cơ bản và thực tế. Ví dụ như lấy đũa cho cả gia đình trong bữa ăn, chia bánh và kẹo cho mọi người (cộng, trừ) và đếm số lượng đồ vật trong gia đình.
+ Chơi trò chơi xúc xắc để có thể nhận diện được con số trên mặt xúc xắc bằng cách đếm số chấm trên mặt xúc xắc.

– Dạy con đọc tên các hình của các đồ vật cơ bản ở trong nhà (ví dụ: hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác…) hoặc bất kỳ đồ vật nào bắt gặp trong đời sống hàng ngày.
Vì tuổi này việc nhận thức của trẻ chủ yếu qua hình ảnh trực quan. Vậy nên bố mẹ hãy ví dụ bằng những đồ vật thật, quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống hàng ngày như chiếc kẹo, chiếc bánh, quả táo, quả cam… Nhờ đó, các con có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn.
1.2 Kiến thức cho môn Tiếng Việt
– Bố mẹ hãy giúp con học bằng cách nhận diện và khuyến khích học thuộc bảng chữ cái. Bởi nếu bé thuộc mặt chữ cái thì việc thực hiện tốt kỹ năng đánh vần ở lớp 1 sẽ trở nên dễ dàng hơn. Cha mẹ có thể thực hiện việc này bằng những cách dưới đây:
+ Cùng con xem bảng chữ cái, chọn bất kỳ chữ cái nào và cho con hình dung chữ cái đó tượng trưng cho con vật hoặc đồ vật nào. Sử dụng những chữ tương tự đó có thể giúp con bạn nhớ lại bảng chữ cái thay vì ghi nhớ nó.
+ In các chữ cái và để trẻ tô màu những chữ cái đó sẽ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn.
+ Trò chơi “Đố vui đoán chữ”. Hướng dẫn chơi: Một người đưa ra những gợi ý hình dạng của chữ cái (cong, tròn hoặc thẳng). Và người kia đoán từ và thi xem ai đoán được nhiều hơn.
+ Viết chữ trên không trung: Sau khi đã làm quen được chữ nào thì cha mẹ hãy cùng con viết chữ trên không, trên cát, trên giấy, hoặc xếp sỏi thành hình … Trẻ đang trong giai đoạn ghi nhớ bằng hình ảnh trực quan. Nên cha mẹ có thể giúp con theo bất kỳ cách nào mà có thể giúp con tái hiện hình dạng chữ tốt nhất.

– Cha mẹ hãy cho con làm quen và gọi tên được các nét cơ bản, tô nét cơ bản theo chấm.
– Hãy hướng dẫn con ngồi học với tư thế đúng, cầm bút đúng để tay không bị mỏi khi viết.
– Phụ huynh hãy kể chuyện tương tác cùng con thường xuyên hơn. Cùng với đó khuyến khích con lắng nghe và để bé kể lại các câu chuyện ngắn để rèn kỹ năng nghe nói. Nhờ đó, sẽ giúp con được nâng cao kỹ năng nghe nói tốt hơn và là nền tảng vững chắc trong môn tiếng Việt tiểu học.
2. Chuẩn bị tâm lý và kỹ năng cho trẻ vào lớp 1
2.1 Chuẩn bị tâm lý cho bé
Quá trình chuyển đổi từ mầm non sang tiểu học khi trẻ lên lớp 1 được coi là bước ngoặt quan trọng đối với trẻ. Chắc chắn lúc đầu trẻ sẽ bối rối, buồn và khóc vì chưa quen với môi trường xung quanh. Cha mẹ nên kể cho con nghe về ngôi trường mới, nơi có nhiều bạn học, cô giáo dễ thương và nhiều hoạt động vui nhộn, để giúp con thích nghi. Phụ huynh có thể thoải mái đến thăm trường cùng con em mình để làm quen với môi trường mới.
Cha mẹ nên nhắc cho con những câu chuyện vui nhộn, những trải nghiệm mới và thú vị. Và những người bạn mới và cô giáo mà con sẽ có ở lớp 1. Bố mẹ nên động viên và khích lệ trẻ bằng cách mua cho con đồ chơi mới nếu con học ngoan và siêng năng làm bài tập về nhà.
Hoạt động chủ đạo ở mầm non của các con là vui chơi, vận động. Vì thế, nó sẽ khác hơn rất nhiều với tiểu học là học tập là chính. Các con sẽ phải học 7-8 tiết mỗi ngày và thời gian phần lớn là dành cho việc ngồi họp tập trung.
2.2 Chuẩn bị các kỹ năng mềm
Cha mẹ nên dạy con kỹ năng tự lập khi con vào lớp một. Đây là kỹ năng thể hiện sự tiến bộ của trẻ đối với lứa tuổi mầm non. Cho phép con tự làm những công việc hàng ngày như xúc cơm để ăn, biết cất khay sau khi ăn, biết rót nước khi khát, lấy nước vừa đủ và đổ hết nước thừa sau khi uống. Tự biết vệ sinh cá nhân, biết cách rửa tay trước và sau khi ăn và biết cách sử dụng nhà vệ sinh.

Cha mẹ nên dạy con cách nhận biết nhiệt độ cơ thể bất thường (nóng, lạnh, khó chịu) và báo với người lớn khi bị ốm. Ở nhà, trẻ cũng phải được dạy cách cởi và mặc quần áo, giày dép đúng cách.
Ngoài tầm quan trọng của việc cho trẻ tiếp xúc với đông người, cha mẹ nên dạy con học cách tự bảo vệ mình khi gặp người lạ và bị người khác tấn công. Dạy con bạn cách vượt qua và giải quyết vấn đề bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh
Cha mẹ phải dạy con cách chào hỏi với thầy cô và người lớn một cách lễ phép. Nói chuyện thân thiện với bạn học, cô giáo. Và biết lên tiếng hộ hành vi đúng, phản đối hành vi sai… Các con cũng cần biết nói câu đầy đủ và hiểu câu mệnh lệnh.
3. Một số lưu ý bố mẹ cần biết khi con chuẩn bị vào lớp 1
– Cha mẹ phải hiểu hơn về tâm lý của con cái. Tìm hiểu về sở thích, mối quan tâm và lo lắng của con bạn để có thể giúp con vượt qua những điều đó.

– Trong giai đoạn chuyển giao này, đừng tạo áp lực học hành quá lớn cho con. Cha mẹ không nên tạo áp lực học tập cho con cái. Thay vào đó, nên làm cho các em cảm thấy vui vẻ và tự tin khi đến trường. Đặc biệt, sự tạo hứng thú với những sở thích của trẻ có vai trò quyết định lớn đến môi trường học tập ở trường.
Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để khuyến khích, động viên, khuyến khích con cái. Thay vì quát mắng con cái quá mức để khiến chúng khiếp sợ. Cha mẹ nên thông cảm với quá trình chuyển đổi quan trọng này và đồng hành cùng con khi con đối mặt với thử thách.
4. Kết luận
Hi vọng bài viết trên đã mang đến cho các bậc phụ huynh những hiểu biết về những điều cần thiết để chuẩn bị cho con vào lớp 1. Vào lớp 1 là một bước tiến lớn đối với trẻ, nhưng cũng là một bước ngoặt lớn đối với cha mẹ. Bởi chính bố mẹ là người cùng đồng hành với con ở giai đoạn mới. Không chỉ chuẩn bị hành trang vào lớp 1 cho trẻ mà phụ huynh cũng cần xác định tâm lý cho mình. Giasudiem10 đồng hành cùng bố mẹ và bé trong việc dạy con phát triển toàn diện cả trí tuệ lẫn thể chất.